Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Phạt tiền do chậm nộp học phí để xiết chặt kỷ cương?

Phạt tiền do chậm nộp học phí để xiết chặt kỷ cương?
Đơn xin nộp muộn học phí của sinh viên


Thứ Ba, ngày 08/10/2013 15:27 PM (GMT+7)
Đó là lý giải của đại diện Trường Đại học Hà Nội về quy định phạt tiền do chậm nộp học phí đã và đang áp dụng tại trường mình.
Như Infonet đã thông tin, từ cuối năm 2007, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội đã ban hành “Quy định về thời hạn nộp học phí và hình thức xử lý đối với sinh viên không thực hiện đúng nghĩa vụ nộp học phí”, theo đó tất cả sinh viên của Trường Đại học Hà Nội phải nộp học phí trong vòng 30 ngày kể từ khi kỳ học bắt đầu. Quá thời hạn trên, sinh viên phải nộp thêm 0,2% học phí cho mỗi ngày nộp học phí  muộn.
Trái quy chế của Bộ
Trả lời câu hỏi của phóng viên về căn cứ để Đại học Hà Nội đưa ra quy định phạt tiền đối với hành vi chậm nộp học phí, ông Bùi Kim Cương, Trưởng phòng Tài chính – Kế Toán nói: “Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo không có hình phạt bằng tiền mà chỉ có các hình thức: cảnh cáo, đình chỉ thi, buộc thôi học. Nhưng thực tiễn nhà trường thì bản thân ba hình thức này là “nhờn thuốc” đối với sinh viên chậm nộp học phí, mặc các thầy, cô nói gì thì nói.
Không những vậy, nếu áp dụng các hình thức kỷ luật này, ít  nhất các em bị không cho thi cuối kỳ, các em sẽ “nhỡ một nhịp cầu”. Ngoài ra, sinh viên chính quy tập trung còn bị trừ vào điểm rèn luyện.
Do vậy, phạt tiền đối với hành vi chậm nộp học phí dung hòa được hai cái: vừa đảm bảo kỷ cương, vừa đánh vào những sinh viên cực kỳ thiếu ý thức”.
Phạt tiền do chậm nộp học phí để xiết chặt kỷ cương? - 1
Miễn giảm tiền phạt do nộp chậm học phí
Cũng theo lý giải của ông Bùi Kim Cương: “Nộp học phí là nghĩa vụ theo luật định. Nó như là nộp thuế mà chậm nộp thì phạt hành chính. Chỉ có là trong quy chế không có cái này (hình thức phạt tiền -PV). Ngoài ra, tại thời điểm ban hành quy chế, Đại học Hà Nội tự chủ toàn bộ về kinh phí, tức là không được cấp một đồng nào. Nên nếu tất cả mà như thế này (tất cả sinh viên không đóng học phí đúng quy định - PV) thì sẽ phải dừng việc dạy à?”, ông Cương đặt câu hỏi.
Tùy tiện trong việc phạt
Theo quy chế ban hành, số tiền phạt mà Đại học Hà Nội áp dụng là 0,2% học phí cho mỗi ngày chậm nộp; việc miễn, giảm số tiền phạt do Hiệu trưởng xem xét quyết định. Tuy nhiên, trên thực tế, việc phạt và quản lý khoản tiền phạt lại khá tùy tiện.
Các sinh viên thuộc diện bị phạt tiền do chậm nộp học phí chỉ cần có đơn trình bày hoàn cảnh và đề nghị miễn giảm là lãnh đạo phòng Tài chính - Kế  toán sẽ “duyệt” với mức giảm 50%, 70%, 85%, 90%… thậm chí miễn tiền phạt mà không cần thông qua Hiệu trưởng. Về vấn đề quản lý và sử dụng tiền phạt do chậm nộp học phí, Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch cho biết, tiền thu được từ phạt chậm nộp học phí được đưa vào một tài khoản tạm giữ, để riêng, do phòng Tài chính quản lý.
Số tiền phạt chậm nộp học phí mà Đại học Hà Nội đã thu được từ khi ban hành quy chế đến nay là hơn 200 triệu đồng, được dùng để trợ cấp cho sinh viên nghèo vượt khó, khen thưởng cho sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập. Việc lấy tiền từ quỹ ra chi phải được Hội đồng khen thưởng nhà trường phê duyệt.
Như vậy, có thể khẳng định, quy định phạt tiền đối với các sinh viên chậm nộp học phí của Đại học Hà Nội là trái quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tùy tiện trong việc phạt... Vậy, số tiền thu trái quy định này được xử lý ra sao?
(Còn nữa)
Theo Kiên Trung (Infonet.vn)

Thạc sĩ làm công nhân gửi tâm thư đến ông Nguyễn Bá Thanh

Thạc sĩ làm công nhân gửi tâm thư đến ông Nguyễn Bá Thanh


Thứ Ba, ngày 08/10/2013 15:39 PM (GMT+7)
Thạc sĩ trẻ thất nghiệp Phan Thị Trang Nhung (26 tuổi, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) vừa gửi bức tâm thư tới Trưởng ban Nội chính T.Ư Nguyễn Bá Thanh - người “bút phê” hồ sơ xin việc, trải hết nỗi lòng trên hành trình gian nan xin việc.
Bức thư nắn nót với những dòng chữ đều đẹp, trọn 2 mặt tờ giấy A4. Trong thư, Nhung bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới sự quan tâm của ông Nguyễn Bá Thanh dành cho mình, dẫu chưa biết kết quả thế nào.
Là một sinh viên được đào tạo môi trường sư phạm, Nhung chia sẻ khát vọng của mình: “Cháu có nhiều thầy cô đã giảng dạy mình rất đáng kính và khâm phục, cháu mong muốn cũng trở thành người công tâm như họ”, Nhung viết. Tuy nhiên, Nhung trăn trở: “Có lúc cháu đã suy nghĩ nên bỏ dạy, tìm một công việc khác, vì đã xác định đi dạy phải đứng trên bục giảng, giảng dạy cho học sinh không chỉ biết về kiến thức mà còn biết cả những điều tốt đẹp để làm nên một công dân có ích. Vậy mà giáo viên lại phải “không minh bạch” trong khi xin việc thì liệu rằng còn xứng đáng?”.
Trang Nhung không khỏi thắc mắc: Các đợt tuyển viên chức (giáo viên biên chế) có cách thức, tiêu chí rõ ràng, nhưng rất tiếc lại tuyển với số lượng rất ít. Trong khi xét tuyển giáo viên hợp đồng lại không có tiêu chí, cách thức tuyển dụng, chỉ tiêu cụ thể.
“Suốt thời gian dài xin việc, cháu tìm cách để xin tuyển giáo viên hợp đồng theo ngân sách, mà vẫn không được”. Nhung gửi kiến nghị: Cháu mong muốn tuyển dụng giáo viên hợp đồng có tiêu chí, cách thức rõ ràng, để những trường hợp như cháu - không biết đi đâu về đâu không đậu thi biên chế vẫn tìm thấy hi vọng ở các đợt xét tuyển giáo viên hợp đồng.
Nữ thạc sĩ trẻ mạnh dạn đề cập một vấn đề lớn hơn, khi chính mình là “nạn nhân” của tình trạng đào tạo tràn lan. Nhung mong bác Thanh hiểu thực tế “những người học sư phạm ra trường như cháu thất nghiệp quá đông, trong khi hàng năm các trường sư phạm vẫn đào tạo ồ ạt hàng loạt sinh viên. Cần có một sự thắt chặt đào tạo để phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động xã hội hiện nay”.
Thạc sĩ làm công nhân gửi tâm thư đến ông Nguyễn Bá Thanh - 1
Bức thư của Trang Nhung gửi ông Nguyễn Bá Thanh
Ước nguyện cuối cùng là thấy con trên bục giảng
Tìm nhà Nhung trên kiệt đường Phạm Văn Đồng, căn nhà hay đóng cửa im ỉm. Bà Lê Thị Giỏi, mẹ Nhung dáng vẻ tiều tụy. Bà bảo: Mấy ngày nay sau khi rộ thông tin con bà được bác Thanh “bút phê” hồ sơ, người chia sẻ nhiều, người phản ứng cũng không ít. Áp lực khiến bà sút 5kg, hai lần nhập viện vì những cơn suy tim, suy động mạch tĩnh.
“Cháu Nhung cũng áp lực lắm chú! Nhiều lúc thấy tội, cháu không dám lên mạng đọc tin về mình vì những luồng dư luận “ném đá”. Tôi cũng thấy một phần có lỗi. Thực lòng, với tư cách một cử tri, tôi chỉ muốn kiến nghị thực trạng rất nhiều thạc sĩ, cử nhân, người giỏi thất nghiệp và cơ chế tuyển dụng có nhiều dấu hiệu không minh bạch.
Nhưng bác Thanh hỏi về trường hợp cụ thể, nên tôi nói ra cháu Nhung nhà mình. Chuyện bác bút phê thế nào, tôi không rõ. Điều tôi ấm lòng nhất, khi những trường hợp như cháu Nhung cần phải những lãnh đạo cấp cao biết, chia sẻ. Nhiều người bảo tôi gặp “ông tiên”, chuyện cổ tích giữa đời thường...
Bà Giỏi trăn trở: Tôi sợ mình gây áp lực cho bác Thanh, cho Sở GD&ĐT, cho cả cháu Nhung. Tôi muốn nhắn gửi, trong bất kỳ trường hợp gì, gia đình tôi rất cám ơn sự quan tâm, giúp đỡ của bác Thanh dù trước đó không hề có sự thân quen gì. Bác làm vì cái chung, chúng tôi luôn luôn tôn trọng.
53 tuổi, chục năm nay, bà Giỏi phải chống chọi với những căn bệnh hành hạ. Dọc cửa sổ nhà, chỗ nào cũng thấy bình nước lọc để sẵn. “Ước nguyện lớn nhất và cuối cùng của tôi là thấy con có công việc, được toại nguyện là người giáo viên đứng trên bục giảng. Chỉ mong cháu có thể được vào diện hợp đồng, để có cơ hội phấn đấu tiếp”.
Tuyển dụng theo quy trình
Sáng 4/10, làm việc PV Tiền Phong, ông Đặng Thanh, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ (Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng) xác nhận: Phòng vừa nhận hồ sơ của Nhung từ Giám đốc Sở GD&ĐT. Bên trên đề nét “bút phê” của ông Nguyễn Bá Thanh “Kính chuyển A.Chinh (Lê Trung Chinh-PV), Giám đốc Sở Giáo dụcđào tạo”.
Bút phê đúng ngày 24/9 - buổi tiếp xúc cử tri của ông Nguyễn Bá Thanh với huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), một ngày sau khi nhận hồ sơ của cử tri. Trước đó, hồ sơ được chuyển đến Đoàn ĐBQH Đà Nẵng ngày 25/9 và đến Sở GD&ĐT ngày 26/9.
Theo ông Đặng Thanh: Phòng đang hoàn chỉnh báo cáo về việc kiểm tra hồ sơ, kết quả thi tuyển vào ngành Giáo dục nhưng không đạt những năm gần đây của Nhung để báo cáo Sở theo chỉ đạo của Giám đốc Sở. Ông Đặng Thanh cho hay: Tuyển dụng giáo viên theo đúng quy trình quy định, công khai minh bạch các phần thi học tập, thực hành (soạn giáo án, thể hiện giáo án).
Về xét tuyển giáo viên hợp đồng, ông Thanh thừa nhận: Sở không có quy định, chỉ tiêu cụ thể vì phải theo nhu cầu thực tế, sự thay đổi bất thường trong đội ngũ giáo viên do chuyển công tác, ốm đau, qua đời... nên cần lượng giáo viên hợp đồng thay thế. “Chúng tôi xét chọn từ trên cao xuống những giáo viên có kết quả thi biên chế trong năm. Ở trường hợp này, Nhung cũng khó vì đứng vị trí khá xa nhu cầu”, ông Thanh nói.

Trao đổi Tiền Phong, Nhung chia sẻ: Em suy nghĩ nhiều trước khi đặt bút, viết tâm thư. Bác Thanh bận trăm công nghìn việc, không biết có thời gian để đọc qua. Nhưng điều em mong muốn nhất là được bày tỏ nỗi lòng mình, những người đầy tâm huyết đi trên con đường giáo dục đang có quá nhiều rào cản, khó khăn. “Em rất bất ngờ khi hồ sơ mình được bác Thanh chú ý. Chưa biết kết quả thế nào, nếu được hay không được, em vui vẻ chấp nhận. Điều em muốn nhắn gửi lời cảm ơn và suy nghĩ của mình”, thạc sĩ trẻ bộc bạch.

Theo Nguyễn Huy (Tiền Phong)

Vụ sập mảng trần: Trường mới xây 2 năm

Vụ sập mảng trần: Trường mới xây 2 năm
Một trong các cháu bé bị thương trong vụ tai nạn


Thứ Ba, ngày 08/10/2013 21:00 PM (GMT+7)
Phó GĐ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Thị Hồng Nga cho biết, trường mầm non bị rơi mảng trần nhà làm 6 trẻ bị thương vừa mới xây được... 2 năm.
Chiều 8/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức cuộc họp giao ban báo chí hàng tuần, có sự tham dự của các lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Tại cuộc họp, PV đề nghị Sở  Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giải thích sự việc 6 học sinh bị thương vì mảng vỡ trần lớp học rơi xuống sàn. Sự việc tại trường mầm non Dũng Tiến (huyện Thường Tín, Hà Nội), ngày 7/10.

Trả lời PV, bà Phạm Thị Hồng Nga – Phó GĐ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, sau khi sự việc xảy ra, Sở đã liên hệ với lãnh đạo huyện Thường Tín để cùng tìm hiểu sự việc.

Theo bà Nga, 6 học sinh bị mảng trần nhà rơi trúng người được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Kết quả, tất cả 6 em chỉ bị xây xước, có em phải khâu ở chân, không có ai bị gãy xương.
Vụ sập mảng trần: Trường mới xây 2 năm - 1
Phó GĐ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Thị Hồng Nga

Lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội cho rằng, trách nhiệm đầu tiên thuộc về lãnh đạo  trường  mầm non Dũng Tiến. Bởi đầu năm học, khi kiểm tra cơ sở vật chất, nếu có vết rạn nứt hay vấn đề gì, Nhà trường phải báo cáo kịp thời đến cơ quan cấp trên để xử lý ngay.

Sau đó, trách nhiệm thuộc Ban quản lý dự án huyện Thường Tín, vì: “Trường mới xây dựng năm 2011, vừa đưa vào sử dụng được 2 năm”.

Bà Nga cho biết, hiện nay thanh tra xây dựng và công an huyện Thường Tín vào cuộc xem xét sự việc và chất lượng công trình xây dựng.

Ngành giáo dục Hà Nội có 2.500 trường học, phân cấp cho từng quận huyện. Tuy nhiên, Bà Phạm Thị Hồng Nga cho rằng, Sở có trách nhiệm chỉ đạo chặt chẽ các quận huyện để việc xây dựng phái bảo đảm chất lượng.

“Đây  là việc ngành giáo dục rút kinh nghiệm trong kiểm tra cơ sở vật chất đầu năm học”, nữ Phó GĐ Sở nói.
Dương Tùng (Khampha.vn)

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Bảng điểm hiếm hoi của Tướng Giáp

Bảng điểm hiếm hoi của Tướng Giáp


Chủ Nhật, ngày 06/10/2013 11:31 AM (GMT+7)
Theo Trung tướng Phạm Hồng Cư, rất nhiều câu chuyện sẽ chẳng ai biết nếu Tướng Giáp không kể lại. Chẳng hạn, đó là việc ông đỗ đầu kì thi tốt nghiệp bậc sơ học ở tỉnh Quảng Bình. Nhưng năm 13 tuổi, ông lại thi trượt kì thi vào Trường Quốc học Huế...
Đây là những hình ảnh được trích trong cuốn "Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - hình ảnh và tư liệu chọn lọc" của Nhà xuất bản Thời Đại.

Bảng điểm hiếm hoi của Tướng Giáp - 1
Đồng chí Võ Nguyên Giáp năm 1930
Bảng điểm hiếm hoi của Tướng Giáp - 2
Đơn đăng ký xin vào Luật khoa Đại học của đồng chí Võ Nguyên Giáp
Bảng điểm hiếm hoi của Tướng Giáp - 3
Chứng chỉ thi đỗ Luật khoa cử nhân
Bảng điểm hiếm hoi của Tướng Giáp - 4
Đơn xin truy nộp học phí vì chưa đủ tiền nộp đúng hạn từ đầu năm
Bảng điểm hiếm hoi của Tướng Giáp - 5
Đồng chí Võ Nguyên Giáp khi là sinh viên Luật khoa Đại học Đông Dương (1934)
Bảng điểm hiếm hoi của Tướng Giáp - 6
Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi còn trẻ trước cửa tòa báo Le Travail 20/4/1937
Bảng điểm hiếm hoi của Tướng Giáp - 7
Bảng điểm các năm từ năm 1934-1938
(Theo Dân Việt)

Ba cụ… sinh viên

Ba cụ… sinh viên
Cụ Hoàng Ân và ông Nguyễn Văn Thành trao đổi bài.


Chủ Nhật, ngày 06/10/2013 13:28 PM (GMT+7)
81 tuổi, cụ Hoàng Ân (thôn Tân Phượng, xã Tân Mỹ, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) đang là sinh viên năm cuối của Trường Đại học Mở Hà Nội theo hệ đào tạo từ xa, chuyên ngành Luật Kinh tế, học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bắc Giang. Cũng trong lớp của cụ còn có một sinh viên 55 tuổi và một sinh viên 74 tuổi.
Dối già

Họ thường tự trào: “Một sinh viên sắp già - môt sinh viên đã già và một sinh viên quá già”. Cụ Hoàng Ân nhớ lại: “Buổi đầu đến lớp, mấy sinh viên cứ nhìn chúng tôi soi mói. Có người đánh bạo hỏi: Không biết các thầy hôm nay dạy môn gì, vì chắc nhìn chúng tôi giống… giáo sư. Có người còn hỏi, cụ đến đây tìm cháu học lớp nào ạ?”.

Cụ Ân có khuôn mặt phúc hậu, mái tóc bạc trắng chải ngược phía sau và phong thái điềm đạm. Cụ đã nghỉ hưu hơn 20 năm nay. Trước đây, cụ làm trong ngành thương nghiệp và từng tốt nghiệp đại học từ hồi còn trẻ. Nghỉ hưu nhưng cụ là người thích nghiên cứu, nhất là trong lĩnh vực lịch sử địa phương.
Cụ cũng thích làm thơ, chơi cây cảnh, nhưng cụ ghét đánh cờ: “Đánh cờ tốn thời gian mà chẳng giải quyết được gì”. Cụ thích những vấn đề mang tính lý luận sâu sắc và luôn mới, giải quyết được các quan hệ hiện hữu, những bức xúc hằng ngày. Con cháu chẳng ai dám ngăn vì cụ đã già, biết đâu đi học lại có thêm những niềm vui mới mà ở nhà không có. Mà quả nhiên thế, đi học về cụ bảo với con cháu: Tao thấy mình trẻ thêm đến mấy tuổi!
Hơn 80 tuổi, cụ Ân đã yếu nhiều, đi lại khó khăn hơn nhưng giọng nói vẫn hào sảng. Hỏi cụ có khó khăn trong việc tiếp cận những vấn đề mới khi học đại học không, cụ cười lắc đầu: “Những vấn đề này thực tiễn chúng tôi gặp thường xuyên nhưng chưa biết giải quyết thế nào cho đúng đắn và giải thích một cách tường tận. Thực tiễn như một cái mớ hỗn độn, còn việc học giúp mình có tri thức để soi sáng, tìm ra cái đúng, cái sai của vấn đề. Chính vì thế, tôi luôn tiếp thu tốt các bài giảng của giáo viên, cuối giờ giáo viên đề nghị tổng hợp bài giảng tôi cũng làm được”.
Mỗi đận thi, cụ cũng phải thức đêm nhiều hơn để cày lại kiến thức. Kết quả thi của cụ không thực sự cao nhưng cụ vẫn rất tự hào vì chỉ phải thi lại có 1 môn. “Tôi không mơ ước bằng giỏi hay bằng khá, quan trọng là tôi được học về những điều mà tôi thích. Sau này được tấm bằng danh dự với tôi cũng là được lắm rồi”- cụ cười.
Cán bộ VKS lấy bằng đại học ở tuổi xưa nay hiếm
Người có công động viên cụ Hoàng Ân đi học và giúp đỡ cụ rất nhiều trong việc đến trường nguyên là một cán bộ VKSND tỉnh Bắc Giang, ông Nguyễn Văn Thành, 74 tuổi. Nhà cụ Ân ở tít trong xóm nhỏ, nhà ông Thành ở ngoài phố, cách khoảng 2 km.
Ông Thành từng là kiểm sát viên của VKSND tỉnh Bắc Giang đã nghỉ hưu cách đây 10 năm. Con cháu ông đều đã thành đạt, thậm chí có người đang làm Phó giám đốc của Bệnh viện TP Bắc Giang. Ông kể, lúc trước ông làm công tác kiểm sát chung (kiểm sát các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, hiện nay hoạt động này không nằm trong chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát nữa - PV).
Tuy nhiên, trước đó ông không được học hành đến nơi đến chốn. Cứ làm đến đâu rồi tự học đến đó, học thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn mà thôi.
Cho đến tận khi nghỉ hưu ông vẫn thấy tiếc vì mình làm trong ngành mà chưa được học hành tử tế nên ông đã thuyết phục và động viên 2 người bạn vong niên nữa là cụ Ân và ông Ngô Thế Hưng (sĩ quan quân đội về hưu) cùng đi học. Hiện nay, mỗi tuần đều đặn vào thứ 7 và Chủ nhật, ông Thành đến nhà cụ Ân đưa cụ đi học bằng chiếc xe máy của mình.
Thi thoảng ông lại lái ô tô đi học. Ông hào hứng kể về kỳ tích thi bằng lái xe của mình: “70 tuổi tôi vẫn đăng ký đi học lái xe ô tô. Dù trước đây chưa có ngày nào cầm vô lăng nhưng khi đã tập rồi tôi rất tự tin. Đến khi thi thật, tôi chỉ bị trừ 5 điểm do côn hơi già, bị chết máy khi đề-pa”.
Còn việc học đại học, ông kể, cho đến nay mình mới chỉ nghỉ học 1 buổi duy nhất trong suốt 5 năm theo học do ốm đột xuất mà tiếc hùi hụi. Ông cũng chưa bị dính thi lại môn nào và có nhiều môn đạt điểm khá. “Có nhiều người bảo già như chúng tôi thì đi học để làm gì, học như thế nào, nhưng tôi rất tâm đắc với ý của một người xưa là đừng để chết vì không hiểu biết. Đi học bây giờ với chúng tôi cũng như là uống liều thuốc cho sức khỏe tinh thần của mình vậy!” - ông Thành nói.
Tương lai những cử nhân U80?
Ba cụ… sinh viên - 1
Hai sinh viên U80 chuẩn bị tới trường. 
Đến nay đã là 5 năm kể từ cụ Hoàng Ân, ông Nguyễn Văn Thành và ông Ngô Thế Hưng nhập học tại lớp Luật chuyên ngành kinh tế, khóa 9 của Trường Đại học Mở Hà Nội. Giữa họ bây giờ đã hình thành một tình bạn bền chặt, những đôi bạn cùng tiến thực sự. Mỗi khi có vấn đề chưa rõ, ba mái đầu bạc lại chụm vào nhau để cùng tìm cách giải quyết. Trước tấm lòng ham học hỏi của các cụ, Trường Đại học Mở quyết định tặng các cụ toàn bộ giáo trình suốt 5 năm học đồng thời miễn một nửa học phí.
Ở lớp, các cụ cũng không phải đóng quỹ lớp và mỗi đợt lớp tổ chức liên hoan thì được mời đi ăn… miễn phí. Tuy nhiên, các cụ luôn khăng khăng đòi nộp: “Chúng tôi bảo các khoản quỹ ABC được miễn thì tùy nhưng liên hoan mà không cho chúng tôi đóng tiền thì chúng tôi sẽ không đi ăn, hoặc ăn cũng không ngon. Vậy là cán bộ lớp lại phải miễn cưỡng nhận của chúng tôi 100 nghìn đồng/buổi liên hoan” - cụ Ân cười tươi kể.
Cả ba sinh viên đang chuẩn bị ráo riết cho học kỳ cuối cùng để lấy được tấm bằng đại học. Hỏi về tương lai của các cử nhân U80, ông Thành hào hứng cho biết: “Dù vẫn còn trong thời gian học nhưng nhiều vụ việc pháp luật đã và đang được chúng tôi tiếp nhận, tư vấn hợp lý, được người dân đánh giá cao. Thực tế cho thấy người dân quê tôi còn thiếu hiểu biết về pháp luật nên chúng tôi muốn giúp họ hiểu được cái đúng, cái sai, phù hợp với pháp luật. Tư vấn cho người dân cũng là giúp mình thấy rõ hơn được thực tế xã hội và những tri thức pháp luật để giải quyết những vấn đề đó…”.
Theo Nguyễn Trường (Tiền Phong)

Triều Tiên: Học sinh bị phạt nếu cắt mắt 2 mí

Triều Tiên: Học sinh bị phạt nếu cắt mắt 2 mí
Phẫu thuật thẩm mỹ bị nghiêm cấm ở Triều Tiên. Ảnh: THE WASHINGTON POST


Chủ Nhật, ngày 06/10/2013 20:29 PM (GMT+7)
Ở Triều Tiên, không có các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ lớn như gọt xương hàm, vốn phổ biến ở Hàn Quốc nhưng những phẫu thuật nhỏ như tạo mắt 2 mí, xăm môi, xăm chân mày rất được ưa thích nhưng bị ngăn cấm.

Trang tin Nknews đã phỏng vấn một phụ nữ Triều Tiên về vấn đề phẫu thuật thẩm mỹ. Người phụ nữ cho biết: “Tôi nhớ lúc còn đi học, giám thị chuyên kiểm tra những học sinh nào phẫu thuật thẩm mỹ cắt mí mắt. Đây là lệnh của lãnh đạo nhà trường nhằm tìm kiếm và kỷ luật những học sinh phẫu thuật mí mắt”.
“Từ đầu những năm 2000, phun xăm môi và lông mày rất thịnh hành ở Triều Tiên. Khi đó tôi đang là học sinh trung học. Như hầu hết các thiếu nữ khác, bạn bè và tôi đều quan tâm đến ngoại hình của mình. Một số bạn học của tôi thậm chí lấy lý do bệnh, xin nghỉ học vài ngày. Khi đi học, họ xuất hiện với diện mạo khác. Số học sinh bỏ học để làm đẹp ngày càng tăng nên nhà trường phải lập các quy tắc nghiêm hơn đối với phẫu thuật thẩm mỹ” - bà kể.
Bà tự hào khi mình thừa hưởng được đôi mắt to và hai mí của mẹ, đôi mắt như phẫu thuật thẩm mỹ. Ở Triều Tiên, mắt 2 mí nhân tạo thường rất dễ phân biệt với tự nhiên bởi sau khi phẫu thuật, mắt trở nên to hơn trước và mí mắt cũng dày hơn bình thường.

Phẫu thuật thẩm mỹ bị nghiêm cấm ở Triều Tiên nên các bác sĩ thường mang theo “đồ nghề” và tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ ngay tại nhà cho khách hàng. Do đó, đôi khi mắt sau phẫu thuật nhìn không tự nhiên và cũng có nhiều tác dụng phụ.
Chi phí của phẫu thuật mí mắt khá rẻ, chỉ 2-3 USD, tương đương 1- 1,5 kg gạo. Tuy nhiên,  đây cũng là một khoản kha khá đối với những người lao động. Theo phụ nữ trên, nếu học sinh nào bị thầy giám thị biết đã phẫu thuật thẩm mỹ, em đó phải gửi thư xin lỗi hoặc lao động trong vài ngày. “Đôi khi, học sinh đó còn bị yêu cầu đóng góp vật liệu xây dựng cho trường như xi măng hoặc sơn” – bà nói.
Theo H.Bình (Người lao động/The Washington Post)

Các “chiêu” lừa visa du học

Các “chiêu” lừa visa du học
Cần tỉnh táo khi tìm hiểu uy tín các trung tâm du học trước khi bỏ hàng chục ngàn USD làm visa


Chủ Nhật, ngày 06/10/2013 07:58 AM (GMT+7)
Nhiều trung tâm du học hiện nay cạnh tranh nhau cung cấp dịch vụ làm visa cho du học sinh bằng các chiêu mới để rồi một số phụ huynh và học sinh phải tiền mất, tật mang.
Xin visa là khâu khó khăn lớn nhất mà du học sinh gặp phải trong quá trình làm thủ tục du học, nhất là visa đến các nước khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, Úc...
“Bảo đảm visa 100%”
Phổ biến hiện nay là chiêu “đảm bảo visa 100%” của tất cả các nước, kể cả những nước rất khó xin visa như Úc, Hoa Kỳ… mà nhiều trung tâm tư vấn du học đưa ra. Để minh chứng cho “uy tín và kinh nghiệm” của mình, nhiều trung tâm đã chuẩn bị sẵn một catalogue giới thiệu về những du học sinh đã xin được visa thông qua dịch vụ của trung tâm mình với đầy đủ hình ảnh, bản sao visa, ngày cấp… Tuy nhiên, để kiểm chứng những thông tin này thì không hề dễ dàng. Anh Hoàng Minh Phong (quận Tân Bình, TP.HCM) kể: “Con tôi học chương trình liên kết của ĐH Bách khoa TP.HCM với một trường đại học bên Mỹ. Biết xin visa sang Mỹ rất khó, bản thân cháu lại khá nhút nhát, khó có thể trực tiếp đến lãnh sự xin visa nên gia đình đã liên hệ trước với một trung tâm tư vấn du học bề thế trên đường Trường Chinh. Đơn vị này đảm bảo 100% xin được visa. Nhưng gần hai năm chúng tôi chờ dài cổ, tốn gần 12.000 USD, con tôi cũng sắp học xong chương trình hai năm ở Việt Nam mà trung tâm thì cứ bảo chờ”.
Các “chiêu” lừa visa du học - 1
Cần tỉnh táo khi tìm hiểu uy tín các trung tâm du học trước khi bỏ hàng chục ngàn USD làm visa.
Anh Phong kể tiếp: “Sốt ruột quá, tôi lại chạy qua một công ty tư vấn du học khác trên đường Sư Vạn Hạnh (quận 10, TP.HCM) thì cũng được giới thiệu một catalogue trong đó có một số du học sinh giống y bên trung tâm cũ. Biết có điều không ổn nên tôi quay lại trung tâm cũ để đòi lại số tiền đã đặt cọc nhưng trung tâm này lại đưa ra hợp đồng, nếu tôi đơn phương hủy hợp đồng thì bị trừ 30% khoản phí đã nộp”. “Biết làm sao được, tại mình ngu không xem kỹ hợp đồng. Đáng lẽ phải có điều khoản về thời gian thực hiện, nếu sau sáu tháng mà trung tâm này không làm được visa thì buộc phải hoàn tiền lại nhưng lúc đó đầu óc để đâu đó nên tôi không đưa ràng buộc này vào hợp đồng” - anh Phong than thở.
“Xin visa từ nước thứ ba”
Ngoài việc đưa ra minh chứng về việc đã xin “hàng trăm visa”, nhiều trung tâm còn mở ra hướng “xin visa từ nước thứ ba” với hứa hẹn: Ở nước mình “hành là chính” chứ còn ở nước ngoài thì thủ tục rất dễ dàng. Thậm chí có trung tâm còn đưa ra một loạt mẫu phôtô visa của các nước mà ở Việt Nam không có sứ quán để tạo uy tín cho mình. Là nạn nhân của lời hứa hẹn này, anh Phan Duy Quang (quận Gò Vấp, TP.HCM) chia sẻ: “Tôi được giới thiệu sẽ gửi hồ sơ sang Singapore để làm visa sang Mỹ nhưng chờ đợi gần cả năm nay vẫn chưa có phản hồi. Nói thật, tôi đã đến lãnh sự làm visa ba lần rồi nhưng lần nào cũng bị trả hồ sơ về nên tôi mới phải thử con đường này. Vậy mà…”. Cũng theo anh Quang: “Sau thời gian chờ khá lâu, tôi đến đặt vấn đề với trung tâm du học này thì được hứa: “Anh cứ yên tâm, chúng tôi đang xúc tiến vì hiện nay thủ tục làm rất rắc rối nên phải có thời gian. Chúng tôi là đơn vị uy tín, visa của những nước xa xôi khác chúng tôi còn làm được, huống hồ gì Mỹ””.
Nhận diện visa “lừa”
Liên quan đến vấn đề xin visa từ nước thứ ba, nhiều du học sinh đã và đang đi du học đều khẳng định: Trong đa số trường hợp, xin visa ở nước thứ ba luôn khó khăn hơn xin tại Việt Nam. Bạn Huỳnh Thiên Minh - du học sinh tại New Zealand giải thích: “Khi nhận hồ sơ của bạn từ một nước thứ ba, bộ phận tiếp nhận sẽ phải liên lạc với sứ quán ở Việt Nam để chứng thực. Mọi việc trở nên phức tạp và thời gian kéo dài hơn, có khi bạn không đủ kiên nhẫn và tiền bạc để ở lại nước thứ ba chờ đợi”. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp buộc phải xin ở nước thứ ba. Theo Lê Ngọc Thiên Nga - cựu HS Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3, TP.HCM): “Nếu muốn đi du lịch khám phá một số nước khu vực châu Phi, bạn phải xin qua một nước thứ ba khác như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc… vì hiện tại ở Việt Nam không có lãnh sự quán của một số nước khu vực này”.
Trong khi đó, liên quan đến thông tin dễ dàng xin visa Mỹ từ một nước thứ ba, bộ phận visa của Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM khẳng định: “Chuyện đảm bảo xin được visa 100%, nhất là xin visa vào Hoa Kỳ thực tế là lừa đảo”. Cụ thể, theo một nhân viên của lãnh sự thì: “Các công ty tư nhân xúc tiến các chương trình du học tại Mỹ không thể đảm bảo việc cấp visa 100% vì các loại visa vào Mỹ phải được chấp thuận bởi chính phủ Mỹ. Các đương đơn xin visa sinh viên (SV) phải chứng tỏ được ba điều: là những SV đích thực, phải có khả năng chi trả cho quá trình học tập và có kế hoạch trở về VN. Nếu SV không thể thuyết phục được viên chức lãnh sự về bất kỳ vấn đề nào trong ba điều này, theo quy định của luật pháp Mỹ thì viên chức lãnh sự không thể cấp visa cho người đó”.
Kinh nghiệm phỏng vấn xin visa
Bạn phải thật trung thực trong tất cả câu trả lời về bản thân. Hãy chủ động trước các câu trả lời với người phỏng vấn để tạo ấn tượng với người phỏng vấn bạn; chẳng hạn với câu hỏi: “Bạn dự định sẽ học chuyên ngành gì?”, thay vì chỉ trả lời cụt ngủn: “Tôi định học quản trị kinh doanh hoặc thiết kế…” thì hãy giới thiệu ngắn gọn về lý do chọn ngành học đó, về sở thích, đam mê… Tất nhiên, bạn chỉ nên cung cấp lượng thông tin cần thiết, tránh nói lan man, dài dòng. Thêm một “kinh nghiệm” nho nhỏ: Bạn hãy chuẩn bị trước một số câu trả lời vì khi xin visa du học bất cứ nước nào, các thành viên lãnh sự quán cũng thường có những dạng câu hỏi về thông tin bản thân, gia đình, kế hoạch học tập tại nước đến du học, khả năng tài chính…
Theo Bá Lâm (Pháp Luật TPHCM)

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

3.000 USD/chỗ học là có thật!

3.000 USD/chỗ học là có thật!
“Phí chạy trường” ở Việt Nam năm 2011 Nguồn: IT


Thứ Sáu, ngày 04/10/2013 07:51 AM (GMT+7)
Tham nhũng trong giáo dục diễn ra với nhiều hình thức. Chỉ riêng việc “chạy trường”, nhiều phụ huynh khẳng định sẵn sàng bỏ ra 3.000 USD, thậm chí 5.000 USD để có chỗ học tốt cho con.

Khảo sát “Tham nhũng trong giáo dục phổ thông” là một trong những nội dung của “Báo cáo tham nhũng toàn cầu về giáo dục” do Tổ chức Minh bạch Quốc tế (IT) thực hiện. Báo cáo khẳng định tại Việt Nam, tham nhũng tuyển sinh phổ biến ngay từ cấp 1, với chi phí hối lộ 3.000 USD để được vào một trường tiểu học danh tiếng và khoảng 300-800 USD cho 1 suất vào trường “thường thường bậc trung”.
Sẵn sàng hối lộ
Báo cáo cũng cho biết 67% phụ huynh cho rằng việc gia đình phải tốn thêm chi phí để con cái được nhận vào trường tốt là bình thường, kể cả các trường đúng tuyến. Một phụ huynh khi được hỏi cho biết mức giá 1.000 USD để “chạy” vào 1 trường tiểu học hàng đầu là “hợp lý”, “chấp nhận được”, bởi “mong muốn con cái được giáo dục tốt là bình thường” và “gia đình nào cũng mong con em mình được học ở môi trường danh tiếng”.
3.000 USD/chỗ học là có thật! - 1
“Phí chạy trường” ở Việt Nam năm 2011 Nguồn: IT
Theo báo cáo của IT, khảo sát trên 1.500 thanh niên ở 11 tỉnh, thành cho thấy họ sẵn sàng thực hiện hành vi tham nhũng để được nhận vào 1 trường tốt. Báo cáo của nhóm nghiên cứu cho rằng yếu tố cơ bản đằng sau nhu cầu này là sự thiếu tin tưởng vào hệ thống giáo dục công ở Việt Nam.
Báo cáo cũng cho biết 7,4% phụ huynh có con học đúng tuyến vẫn cần và phải tìm đến sự hỗ trợ (kể cả đưa hối lộ) để đăng ký cho con học trường điểm; 4,5% phụ huynh ở diện đúng tuyến cần sự hỗ trợ để đăng ký cho con vào học những trường bình thường.
Những kẽ hở để “chạy”
Nhìn nhận thực tế về vấn đề “chạy trường”, liệu khảo sát nêu trên có chính xác? Tại TP HCM, hằng năm, cứ vào tháng 3-4 là mùa cao điểm “chạy trường”. Tình trạng này những năm gần đây ngày càng diễn ra phổ biến. Vì sao có chuyện “chạy trường”? Đơn giản, theo nhiều phụ huynh, là do có sự chênh lệch về chất lượng đào tạo ở các trường và một số nguyên nhân xã hội khác.
Rất nhiều phụ huynh ở các quận xa tại TP HCM như 12, Tân Bình, Tân Phú… đã cho con em học ở những trường tại quận 1, quận 3. Về nguyên tắc, Sở GD-ĐT TP quy định các trường tiểu học, THCS nhận học sinh trong tuyến nhưng quy định này là không tuyệt đối, vẫn có thể học trái tuyến có điều kiện, kể cả khi phụ huynh “tự nguyện” đóng “sổ vàng”.
Có rất nhiều kẽ hở để phụ huynh đưa con em mình “lọt” qua cánh cửa “trường điểm”. Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (quận 1, TPHCM) chẳng hạn, chỉ nhận học sinh trong tuyến ở vài khu phố. Còn lại, tất nhiên là những kẽ hở để ai đó muốn thì tìm cách “lách” qua. Các “trường điểm” khác như Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hòa Bình… đều có những khoảng hở như vậy. Đó chẳng khác nào mở các điều kiện cho hiện tượng “chạy trường”.
Ở một số trường xét tuyển vào lớp 1 rất gắt gao như Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (quận 9), đích thân một phó chủ tịch quận đứng đầu hội đồng xét tuyển nhưng vẫn có cửa để “lách” qua…
Một số trường THCS “điểm” như Nguyễn Du (quận 1), Nguyễn Du (quận Gò Vấp), Võ Trường Toản, Trần Văn Ơn (quận 1)… có nhiều “kẽ hở” khác và những cuộc “chạy trường” dễ dàng diễn ra. Trường THCS Lê Văn Tám (quận Bình Thạnh) cũng là “trường điểm”, cánh cửa vào rất hẹp nhưng không phải là không vào được nếu có điều kiện…
Tại Trường THCS Nguyễn Du (quận 1), các tiêu chuẩn quy định vào học rất cao như điểm tuyển phải 20, ở cấp 1 phải là học sinh giỏi 5 năm liền… Tuy nhiên, nếu kiểm tra học sinh khối lớp 6 nhập học năm vừa rồi có đủ tiêu chuẩn này hay không, chúng ta sẽ biết ngay điều gì đang xảy ra. Đó là chưa kể quy định như vậy buộc cả phụ huynh lẫn các trường cấp 1 chạy đua theo thành tích để đủ chuẩn vào trường điểm sau này.
Ông Lê Ngọc Điệp, nguyên Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP HCM, cho rằng hiện nay, mỗi cặp vợ chồng thường chỉ sinh 2 con nên họ dành sự quan tâm, đầu tư tốt nhất. Tâm lý phụ huynh ai cũng có nhu cầu tìm trường tốt, vì thế sinh ra hiện tượng “chạy trường”. Theo ông Điệp, đối với phụ huynh, “chạy trường” không có gì xấu. Ông cho biết chất lượng giáo dục bậc tiểu học công lập ở TP HCM nhiều năm nay đã được cải thiện.
Ông Đinh Thiện Căn, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 1, cũng nhận xét tương tự. Theo ông, có chăng là cơ sở vật chất trường lớp trường này hơn trường kia mà thôi.
Đó là lý giải của các quan chức giáo dục nhưng phụ huynh không tin. Thực tế đã đúng như vậy khi mà hiện tượng “chạy trường” vẫn không có điểm dừng.
Cấp học nào cũng “chạy trường”
Nhận xét về báo cáo này, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng “chạy trường” ở Việt Nam không phải là chuyện lạ nhưng chưa có ai điều tra rõ ràng. “Nó xảy ra ở tất cả cấp học từ mầm non tới trung học phổ thông, còn ĐH thì khó hơn. Con số 3.000 USD là có thể có, còn 1.000 - 2.000 USD thì tôi đã nghe từ mấy năm trước rồi” - ông cho biết.
Khẳng định nhu cầu cho con em vào học ở trường tốt là nhu cầu chính đáng của phụ huynh, PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Lương thế Vinh, Hà Nội - thừa nhận chuyện “chạy trường” 1.000-3.000 USD là có thật. Ông cho biết nhiều phụ huynh sẵn sàng bỏ tiền “chạy” cho con để có thể vào được một trường tốt.
Theo PGS Cương, một thầy giỏi từng dạy ở Trường THPT Lương Thế Vinh đã có ý định rời trường sau khi trúng tuyển công chức. Sau đó, thầy đã quay trở lại vì tuy đỗ công chức rồi nhưng nếu muốn được nhận vào trường A, B thì phải chi ra 400 triệu đồng. “Có cử nhân sư phạm tâm sự với tôi rằng muốn xin vào dạy ở trường công lập phải mất mấy trăm triệu đồng” - PGS tiết lộ.
Tuy nhiên, PGS Văn Như Cương cho rằng “chạy trường” là do tâm lý đám đông. “Phụ huynh nghe nói trường này, trường kia tốt nên đua nhau tìm mọi cách cho con em vào. Nhưng tôi khẳng định là không phải trường nào được đồn đều tốt. Nhiều trường cũng PR tên tuổi của mình để thu hút học sinh nhưng sau đó thì chất lượng chẳng bằng những trường khác” - ông cho biết.
Trong khi đó, TS Nguyễn Tùng Lâm nhận xét: “Phụ huynh không có thông tin, họ nghe đồn thì biết thế. Người có bản lĩnh thì không quan tâm đến chuyện này nhưng nhiều người tìm cách “chạy” bằng được vào những trường được đồn là dạy tốt”. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng tham nhũng trong giáo dục.
Theo Huy Lân - Lan Anh (Người lao động)

Nóng với "ma trận" tiền trường

Nóng với "ma trận" tiền trường
Trẻ em nặng vai, cha mẹ oằn lưng. Ảnh: Hồng vĩnh.


Thứ Sáu, ngày 04/10/2013 10:35 AM (GMT+7)
Sau khi khai giảng năm học mới, các trường lại tổ chức họp phụ huynh để thông báo chuyện đóng góp. Ngoài các khoản phí có tên, các trường đều đưa ra những khoản phụ thu như quỹ lớp, quỹ trường, tiền đồng phục, tiền học phụ đạo… với số tiền dao động 300.000 - 700.000 đồng/học sinh một kỳ.
Ngậm ngùi nộp khoản không tên
Chị Trần Thị Mận, mẹ em Lê Công Bằng, học sinh lớp 6 Trường THCS Vĩnh Cửu (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) cho biết, ngoài 4 sào rộng khoán, hai vợ chồng chị phải làm phụ hồ kiếm sống. Vợ chồng chị phải bán 2 tạ lúa mới thu hoạch cộng với tiền tích cóp để lo sách vở và học phí cho hai con nhập học đầu năm. Trong buổi họp phụ huynh, cô giáo chủ nhiệm thông báo ngoài tiền học phí, nhà trường thu thêm tiền một số quỹ như quỹ lớp, quỹ trường, quỹ học phụ đạo thêm giờ, quỹ vệ sinh.
“Mỗi khoản quỹ chỉ vài chục ngàn, cao nhất là khoản quỹ phụ đạo 100 ngàn đồng/học sinh/kỳ, thế nhưng nếu tính ra mỗi phụ huynh đóng khoảng 600 ngàn đồng. Phụ huynh thắc mắc chi tiêu thế nào thì cô giáo chủ nhiệm chỉ nói chung chung là cuối học kỳ sẽ báo với phụ huynh sau”, chị Mận nói. Tuy thắc mắc là vậy nhưng cuối cùng thì 40 phụ huynh đều tặc lưỡi đóng.
Nóng với "ma trận" tiền trường - 1
Trẻ em nặng vai, cha mẹ oằn lưng. Ảnh: Hồng vĩnh.
Chị Nguyễn Thị Tươi (Biên Hòa, Đồng Nai) có con học lớp 3, Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai cho biết: “Tiền quỹ đầu năm nhà trường giao cho cô giáo chủ nhiệm thu, tiền quỹ lớp hay các đóng góp khác, hội trưởng hội phụ huynh thu. Nói là không bắt buộc thế nhưng phụ huynh nào cũng phải đóng, nếu chưa đóng kịp thì hội trưởng hội phụ huynh gọi điện nhắc nhở. Nhưng khi nộp tiền thì không ai giải thích về các khoản phí đó, chỉ có họp cuối năm mới được giáo viên và hội trưởng hội phụ huynh đọc cho một dãy các mục chi quỹ”.
Cũng theo chị Tươi, kết thúc năm học trước, cô giáo tổng kết các khoản chi gồm quà, hoa cho giáo viên 20/10, ngày 20/11, thăm cô ốm, mua đồ dùng mới cho các cháu, tổ chức sinh nhật, trung thu, hỗ trợ mua ghế… Thế nhưng lớp học xuống cấp rất nhiều, bàn ghế cũ kỹ mà nhà trường thu khoản xây dựng trường lại không sửa chữa, vậy mà tổng kết lại quỹ không thừa một đồng nào.
“Có nhiều phụ huynh muốn làm rõ những khoản nào nhà trường trích từ tiền cơ sở vật chất, tiền học phí, tiền nhà trường… ra mua bàn ghế sửa chữa lại trường thì đều bị gạt đi. Sau đó thì ai cũng tặc lưỡi cho qua vì sợ bị thầy cô “đánh giá”, chị Tươi nói.
Cô Nguyễn Thị Hà, giáo viên Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai nói đầu năm ngoài tiền học phí, phụ huynh còn phải đóng 150 ngàn đồng gồm các khoản quỹ hội phụ huynh, bảng tên, logo, đồng phục… Những khoản này cuối kỳ học sẽ được công bố đầy đủ cho phụ huynh nhưng hầu như đầu kỳ được chi hết, nếu thừa thì kỳ sau phụ huynh sẽ đóng ít hơn.
Hội phụ huynh nắm, hiệu trưởng không biết


Rất nhiều hiệu trưởng khi được hỏi về các khoản phụ thu của trường đều trả lời không rõ, vì cái này do hội phụ huynh, ban giám hiệu không quản lý. Mới kết thúc buổi họp phụ huynh đầu năm, chị Trương Thị Lan, hội trưởng hội phụ huynh Trường tiểu học Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TPHCM nói: “Tiền quỹ là hội đưa ra từ trước, năm nào cũng đóng chứ có phải mình tự đưa ra để phụ huynh đóng theo đâu. Vậy mà cứ mỗi kỳ họp phụ huynh là lại như cuộc chiến hai phe, ban phụ huynh, cô giáo chủ nhiệm, bên kia là phụ huynh muốn làm rõ các khoản thu chi”.
Nóng với "ma trận" tiền trường - 2
 Tiền phụ thu mỗi học kỳ đều được Trường tiểu học Lương Thế Vinh, quận 1, TPHCM công bố rõ. Ảnh: Gia Huy.  
Theo chị Lan, tiền quỹ của trường một kỳ khoảng 600 ngàn đồng, trong đó có các khoản xây dựng trường, tiền quỹ phụ huynh, tiền bảo hiểm… Tiền này do ban đại diện hội phụ huynh thu, chi, các khoản chi sẽ được công khai vào cuối kỳ hoặc cuối năm học. Thực sự các khoản này nếu sử dụng không hết sẽ dành để mua quà cho nhà trường và thầy cô cho hết nhưng “phụ huynh không hiểu những điều đó mới thắc mắc”.
Khi được hỏi về việc thu chi của ban đại diện hội phụ huynh các lớp, ông Lâm Viết Tường, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (Biên Hòa, Đồng Nai) nói không hề nắm các khoản quỹ này vì do phụ huynh “tự thống nhất thu, chi”.
Tại cuộc họp mới đây của Trường tiểu học Ngô Thời Nhiệm, quận Gò Vấp, TPHCM, phụ huynh phản ứng trước việc trường vừa xây mới, cơ sở vật chất đầy đủ mà sao lại phải đóng thêm tiền mua máy lạnh, ti vi, tiền cây cảnh… Hội phụ huynh nhà trường và giáo viên giải thích khoản phí mua những thứ này để phục vụ cho việc học tập của học sinh.
“Năm nay con tôi học lớp 5, sang năm lên lớp 6, vậy nếu đóng 500 ngàn đồng mua ti vi, mua máy lạnh… rồi học được mấy tháng. Năm sau học trường khác lại phải đóng mua mới thì sao được”, chị Phạm Huyền Trang, ngụ quận Gò Vấp có con học tại trường này bức xúc.
Cũng theo chị Trang, nếu nhà trường và hội phụ huynh minh bạch trong các khoản thu thì phụ huynh cũng vui vẻ đóng, thế nhưng ở đây năm nào cũng đóng các khoản mới mà chẳng biết hội và nhà trường chi vào những việc gì mà cuối năm vẫn thông báo hết quỹ.
Hà Nội: Nhiều trường vẫn lạm thu
Theo phản ánh của một phụ huynh có con học khối 5 một trường tiểu học Hoài Đức, Hà Nội, đầu năm học này số tiền mà con chị buộc phải đóng là 1.807.000 đồng với gần hai chục khoản. Cụ thể: Nước 54.000 đồng/9 tháng; Học buổi thứ 6 là 270.000 đồng/năm; Đặt báo 25.000 đồng/ năm; Sửa chữa nhỏ cơ sở vật chất 50.000 đồng/năm;
Khuyến học khuyến tài 50.000 đồng/năm; Hỗ trợ các hoạt động giáo dục 60.000 đồng/ năm; Thuê quét lớp, mua giấy vệ sinh 50.000 đồng/ năm; Sổ theo dõi sức khỏe, sổ liên lạc, khám sức khoẻ 15.000 đồng/năm; Quỹ từ thiện, kế hoạch nhỏ, hỗ trợ hoạt động Đội 50.000 đồng/năm; In đề kiểm tra đầu năm, định kỳ, học kỳ 20.000 đồng/năm;
Hội phụ huynh 150.000 đồng/năm; Quỹ lớp 100.000 đồng/ năm; Bảo hiểm y tế 290.000 đồng/ năm; Bảo hiểm thân thể 90.000 đồng/năm; Tin học 360.000 đồng/năm. Ngoài ra chị phải đóng các khoản trong hè như vở luyện chữ, vở bài tập toán tiếng Việt… là 170.000 đồng nữa.
Một số phụ huynh khác của trường này còn phản ánh, khi thu tiền buổi học thứ 6, nhà trường giải thích là học 180 phút/buổi. Như vậy một buổi các cháu phải học tới 5 tiết (vì học sinh tiểu học chỉ học 35 phút/tiết). Theo các phụ huynh, bắt các cháu học nhiều tiết trong một buổi như thế cố tình vẽ ra để đày đọa học sinh và để có cớ thu tiền.
Các vị phụ huynh này còn cho biết, nhà trường cũng thông báo sẽ tổ chức lớp học tương tác với mức đóng góp 4 triệu đồng/ học sinh. Em nào không có nhu cầu học thì phải chuyển qua lớp khác.
Chị C.H, phụ huynh có con học khối 1 của một trường tiểu học quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, trong cuộc họp phụ huynh gần đây ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thông báo trường có chủ trương lắp thiết bị tương tác cho mua thiết bị tương tác gồm máy chiếu, máy tính xách tay, máy đa vật thể… với chi phí gần 80 triệu đồng/lớp. Nếu kể cả điều hoà, mỗi lớp cần chi 108 triệu đồng. Lớp của con chị C.H có 55 học sinh, vị chi mỗi cháu sẽ phải đóng khoảng 2 triệu đồng.
Một phụ huynh khác cũng của trường này thì phàn nàn: “Con lớn của tôi năm ngoái cũng là học sinh của trường. Hồi mới vào lớp 1, các cháu cũng từng phải đóng các khoản để mua máy chiếu, điều hoà… Khi các con ra trường, phụ huynh lớp đã tặng lại cho nhà trường tất cả những thiết bị đó. Đáng lẽ các thiết bị này phải được dùng cho các lớp sau nhưng trên thực tế đứa sau nhà tôi khi vào lớp 1 vẫn phải mua toàn bộ thiết bị mới. Không rõ các thiết bị này đã đi đâu?”.
Một phụ huynh lớp 6H một trường THCS quận Cầu Giấy, Hà Nội cũng phản ánh ngoài các khoản nghe nói là phải đóng theo quy định (như học phí, bảo hiểm y tế…), chị phải đóng 2.635.000 đồng/học sinh tiền mua máy chiếu và một số thiết bị dạy học. Chị nói: “Phụ huynh không nhận được bản kê đầy đủ các khoản tiền phải nộp nên không thể biết được khoản thu nào trái với các quy định”.

Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Nam – Chánh thanh tra Sở GD&ĐT TPHCM cho biết giữa tháng 10 này sau khi các trường hoàn tất các khoản thu, sở sẽ tổ chức thanh tra và xử lý nghiêm những trường nào để xảy ra tình trạng lạm thu, đồng thời nếu là các khoản tạm thu, sở cũng yêu cầu làm rõ.
Theo Gia Huy - Quý Hiên (Tiền Phong)

Nam sinh từng gây trọng tội được nhận vào ĐH

Nam sinh từng gây trọng tội được nhận vào ĐH
Nguyễn Quang Hưng khi mới được ra trại. Ảnh: Hà Anh.


Thứ Sáu, ngày 04/10/2013 13:45 PM (GMT+7)
Sau nhiều lần đề đạt nguyện vọng, Nguyễn Quang Hưng - cậu học trò từng mang tội Giết người đã được Hội đồng tuyển sinh trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nhận vào học.
Ngày 3/10, Nguyễn Quang Hưng (19 tuổi ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội) cùng luật sư Nguyễn Anh Thơm (bào chữa miễn phí cho Hưng trong phiên xử ngày 19/6) tới gặp lãnh đạo Đại học Tài Nguyên Môi trường Hà Nội để thêm một lần đề đạt nguyện vọng tiếp tục được đi học.
Sau buổi gặp, cậu học trò nghèo chia sẻ đã được Hội đồng tuyển sinh trường chấp thuận cho nhập học. "Hơi có bất ngờ chút vì nghĩ mình năm nay khó có cơ hội được đi học tiếp. Nhận được tin này chắc chắn bố mẹ em sẽ rất vui", Quang Hưng nói.
Nam sinh từng gây trọng tội được nhận vào ĐH - 1
Nguyễn Quang Hưng khi mới được ra trại. Ảnh: Hà Anh.
Nam thanh niên từng vướng vòng lao lý cho hay hiện cậu vẫn đang làm ở một công ty tư vấn du học Nhật Bản tại Hà Nội với mức lương có thể tự nuôi sống bản thân. Thời điểm đầu, Hưng nhận giúp các học viên làm hồ sơ du học nhưng sau đó chuyển sang làm ở một vị trí khác.
Nói về trường hợp Hưng, Hiệu phó trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội  kiêm Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường - Phạm Doãn Mậu cho hay trường đã xin ý kiến của lãnh đạo Bộ và chấp nhận nam sinh này về trường để tiếp tục được học. "Nếu xét theo quy chế Hưng sẽ không được nhận vì trước đó gia đình không có làm thủ tục bảo lưu. Tuy nhiên xét thấy đây là trường hợp cá biệt, vì mục đích nhân văn cao cả chúng tôi muốn giúp cháu làm lại cuộc đời", ông Mậu nói.
Trước đó, tối cuối tháng 8/2012, Hưng cùng một số người bạn ra khu vực cầu sông Mới ở xã Xuân Phúc, huyện Phúc Thọ) tổ chức liên hoan việc thi đỗ đại học. Khi đi, Nguyễn Kiều Trang (bạn Hưng) mang theo quả bưởi và dao gọt hoa quả.
21h30 cùng ngày, Hưng cùng nhóm bạn đang ngồi chơi, Hoàng Văn Thân (21 tuổi) cùng 10 thanh niên ở xã Xuân Phú, huyện Phúc Thọ đi xe máy qua. Nhóm của Thân dừng lại có hành động thái quá và dọa ném Trang xuống sông.
Trên đường bỏ về nhà, Trang bị Thân chặn lại sàm sỡ. Thấy vậy cậu học trò nghèo đã lao vào bênh bạn.
Bị đấm vào mặt và dồn vào trong ngõ, Hưng cầm con dao mang theo để gọt hoa quả vung lên đâm trúng ngực Thân khiến nạn nhân tử vong. Ngày hôm sau, Hưng đến công an đầu thú và bị VKS truy tố về tội Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Ngày 19/6, sau 9 tháng 18 ngày vướng lao lý, Hưng được TAND Hà Nội tuyên trả tự do vì nhận mức án đúng bằng thời hạn tạm giam.
Theo Hà Anh (Tri thức trực tuyến)

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Thạc sĩ gác bằng về quê làm ruộng

Thạc sĩ gác bằng về quê làm ruộng
Dù có bằng thạc sĩ nhưng nhiều bạn trẻ vẫn phải chấp nhận làm công việc với mức lương bèo bọt (ảnh minh họa)


Thứ Ba, ngày 01/10/2013 16:22 PM (GMT+7)
Tốt nghiệp thạc sĩ loại giỏi nhưng nhiều bạn trẻ ở Hà Nội và TP.HCM vẫn phải ngậm ngùi chấp nhận một công việc có mức lương thấp dưới mức kỳ vọng, thậm chí có người về quê làm ruộng…

LTS: Nhiều ngày nay, câu chuyện về Thạc sĩ Phan Thị Nhung, quê ở Đà Nẵng có bằng cử nhân và thạc sĩ loại giỏi nhưng phải đi làm công nhân đã khiến nghiều người suy nghĩ. Tại buổi tiếp xúc cử tri gần đây, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Nguyễn Bá Thanh đã bút phê vào hồ sơ của trường hợp này chuyển cơ quan chức năng xem xét.
Câu chuyện trên cho thấy thực trạng, dù có bằng cấp cao nhưng không ít bạn trẻ vẫn thất nghiệp. Qua loạt bài viết này, chúng tôi gặp nhiều thạc sĩ nghe họ chia sẻ về tương lai, khó khăn đi xin việc; tìm hiểu thực tế đào tạo thạc sĩ và ghi nhận ý kiến của các nhà tuyển dụng.
Ngậm ngùi về quê làm ruộng

Anh Lê Văn H ở huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An tỏ vẻ khá ngại ngần khi nói về hoàn cảnh thất nghiệp của bản thân. Tốt nghiệp thạc sĩ đã gần 1 năm nay, nhưng anh H. vẫn chưa tìm được công việc thích hợp.

Anh H cho biết: “Cầm cự trên đó (Sài Gòn) chịu hết nổi rồi. Ở quê, nhà lại đang mùa thu hoạch đồ hàng bông nên tôi về phụ một tay. Hàng xóm thấy vậy cứ hỏi thăm tôi hoài. Tôi đành nói thiệt cho mọi người biết về việc đang thất nghiệp. Đa số đều an ủi, động viên nhưng tôi tin có vài người cười thầm với suy nghĩ “Thạc sĩ mà giờ về quê làm ruộng”. Giờ, tôi sẽ ở quê cho đến khi tìm được công việc thích hợp. Khi hết mùa vụ mà vẫn chưa tìm được việc thì chắc tính đường xin vô xí nghiệp làm công nhân thời vụ”.

Anh H tâm sự, sau khi tốt nghiệp ngành Đông phương học của một trường dân lập tại TP. HCM, thấy bạn bè đăng ký học lên cao học rất nhiều nên mình cũng đăng ký học theo vì ngành học của anh không dễ gì xin được việc làm với bằng cử nhân. Sau khi học xong, anh H mong ước được giữ lại trường làm giảng viên. Tuy nhiên, giấc mơ của anh H tan biến khi năm anh tốt nghiệp cao học nhà trường không có chỉ tiêu tuyển dụng ngành này.

“Khăn gói về quê mà lòng tôi buồn rười rượi. Giờ chỉ mong là mọi việc có thể thuận lợi hơn, chứ lớn từng tuổi này rồi mà không thể phụ giúp gia đình về mặt tài chính tôi thấy ái náy lắm. Chưa kể, gia đình đang phải lao động cực lực để có đủ tiền trả lãi cho số nợ đã vay cho tôi ăn học. Công việc ruộng đồng cũng vất vả quá, không biết ráng được tới bao giờ”, anh H bộc bạch.
Thạc sĩ gác bằng về quê làm ruộng - 1
Dù có bằng thạc sĩ nhưng nhiều bạn trẻ vẫn phải chấp nhận làm công việc với mức lương bèo bọt, thậm chí là về quê làm ruộng (ảnh minh họa, nguồn: Báo Tiền Phong)

Cũng giống như anh H, chị Nguyễn Thị X, ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội mừng thầm ngày cầm tấm bằng thạc sĩ trên tay. Chị X kể: “Sau khi có tấm bằng thạc sĩ, tháng 7/2013 tôi đã nộp hồ sơ vào một số trường phổ thông trên địa bàn huyện Phúc Thọ nhưng lãnh đạo các trường đều lắc đầu từ chối và đưa ra lý do là trường đã đủ chỉ tiêu cho năm nay. Trường nói tôi để lại hồ sơ khi nào có chỉ tiêu mới họ sẽ gọi”.

Chị X học chuyên ngành Sư phạm Sinh học ở trường đại học ở tỉnh Thái Nguyên. Gia đình vốn làm nông nghiệp, do vậy mà trong thời gian sau khi ra trường ở nhà ngóng việc, chị X nghe người dân “đồn thổi” đi xin việc làm ở cơ quan Nhà nước phải mất tới vài trăm triệu đồng. Chị X đã khá lo sợ cho công việc trong tương lai của mình.

“Lúc đầu tôi cứ nghĩ đi học thạc sĩ ra trường sẽ dễ dàng xin được việc hơn. Nhưng nào ngờ, nhiều bạn cùng lớp ra trường cùng với tôi cũng thất nghiệp nhiều hoặc tìm được công việc không như ý muốn. Nếu tôi biết trước học rồi mà khó xin việc đến vậy thì chắc tôi cũng không đăng kí đi học. Đi học vừa tốn tiền của bố mẹ lại vừa khó xin việc”, chị X chia sẻ.

Chị X cho biết, thời gian ở nhà chờ việc, do có nhiều phụ huynh ờ gần nhà nhờ chị dạy kèm môn Sinh học nên chị đã nhận lời phụ đạo thêm cho các em học sinh. Hàng ngày, chị mở lớp dạy tại nhà, kèm cặp hơn 10 em học sinh cấp 3. Thu nhập của chị X mỗi tháng từ dạy thêm khoảng 2 triệu đồng. Ngoài những lúc giảng dạy, thời gian rảnh rỗi X lại phụ giúp bố mẹ công việc đồng áng và việc nấu nướng hàng ngày.
Bằng thạc sĩ lương vẫn thấp
Gặp Nguyễn Thị M.A, vào giờ nghỉ trưa tại một văn phòng nhỏ hẹp của công ty tư vấn tâm lý ở TP.HCM. Cô gái 26 tuổi, quê ở huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa trông có vẻ già dặn so với tuổi.

M.A tốt nghiệp thạc sĩ vào tháng 8/2012, chuyên ngành Xã hội học, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Ra trường M.A háo hức đi xin việc thế nhưng mọi việc lại không như cô nghĩ.
M.A kể lại: “Tôi tốt nghiệp đại học loại giỏi. Sau khi nhận bằng cử nhân, tôi mang bằng đi xin việc ở khắp nơi, từ cơ quan nhà nước đến doanh nghiệp tư nhân và cả các tổ chức phi chính phủ, nhưng mọi cố gắng đều bất thành. Lý do duy nhất là không có kinh nghiệm. Biết đặc thù của chuyên ngành mình kén việc, nên sau 3 tháng rong ruổi nộp hồ sơ, tôi quyết định ôn thi cao học. Cứ nghĩ là khi có tấm bằng thạc sĩ thì xin việc sẽ dễ dàng hơn nhưng mọi việc cũng chẳng khả quan mấy”.

5 tháng sau ngày nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp cao học tạm thời, M.A vừa đi nộp đơn xin việc làm. Công việc thu ngân mà M.A may mắn xin được lại trái với ngành học, mức lương chỉ 2 đến 3 triệu đồng không đủ chi tiêu trong cuộc sống.

Không những vậy, trong quá trình tìm việc, M.A cũng chịu nhiều áp lực khi bị những người xung quanh soi xét. Cô tâm sự: “Nhiều người thấy tôi tốt nghiệp thạc sĩ rồi mà vẫn chưa có việc làm ổn định nên hay bàn tán. Những lúc đó, tôi chỉ biết im lặng mà cố gắng tìm việc. Cũng may, sau khi bỏ công việc thu ngân, tôi được công ty hiện tại mời về làm tư vấn viên. Tương lai, nếu có việc tốt hơn, chắc tôi sẽ nhảy việc”.

Cũng học xong và có tấm bằng thạc sĩ trên tay nhưng chị Q, sinh năm 1986, quê ở TP. Hải Phòng lại khá chật vật khi tìm việc làm. Học xong khoa Chính trị  quốc tế và Ngoại giao Việt Nam của một trường Đại học ở Hà Nội nhưng Q cũng không xin được việc làm.

Năm 2011, sau khi có tấm bằng thạc sĩ trên tay, Q cũng nghĩ sẽ dễ dàng xin việc vào cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, Q cũng không ngờ khi mang hồ sơ vào nộp vào Bộ Ngoại giao Q đều bị từ chối với nhiều lý do khác nhau.

“Nếu học xong ra làm đúng chuyên ngành tôi phải xin được công việc ở bên Bộ Ngoại giao. Nhưng đằng này không xin được việc tôi phải chấp nhận đi làm trái ngành, mức lương thu nhập khoảng 3 đến 4 triệu/1 tháng, không đủ lo cho sinh hoạt cho gia đình. Tấm bằng thạc sĩ của tôi khi đi xin việc ở các công ty tư nhân không có giá trị bởi họ chỉ trả lương theo năng lực làm việc”, chị Q kể.

Đức Nguyễn- Minh Vương (Khampha.vn)

Xót xa TNGT đoạt mạng cô giáo người Nhật

Xót xa TNGT đoạt mạng cô giáo người Nhật
Cô giáo dạy tiếng Nhật Michiko qua đời vì TNGT khiến nhiều SV tiếc thương.


Thứ Ba, ngày 01/10/2013 19:00 PM (GMT+7)
Cái chết của cô giáo người Nhật do bị xe buýt cán vào chiều 30/9 khiến dư luận bàng hoàng.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Nhiều học sinh tiếng Nhật do cô Miyamoto Michiko đứng lớp, xúc động khi nghe tin cô đột ngột qua đời  vì tai nạn giao thông chiều 30/9.
Bạn Lê Hằng, học sinh tiếng Nhật của cô cho biết: “Ban đầu, mình đọc thông tin trên báo cũng có liên tưởng đến cô, nhưng không chắc chắn lắm vì thông tin cá nhân của cô bị sai. Tên cô là Miyamoto Michiko chứ không phải Kakinuma Joji như một số báo đăng, cô không phải là giảng viên của trường. Đến hôm nay gặp bạn của cô, mình mới xác nhận thông tin đó là sự thật.".
Tại nạn thương tâm
Ngày 1/10, Công an quận 1, TP.HCM phối hợp các cơ quan chức năng điều tra làm rõ vụ tai nạn giao thông làm bà Miyamoto Michiko tử vong hôm 30/9. Theo thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra lúc 15h40 ngày 30/9 tại trạm điều hành xe buýt Bến Thành (gần vòng xoay công trường Quách Thị Trang, quận 1, TP.HCM). Thời điểm này, bà Miyamoto Michiko (50 tuổi, quốc tịch Nhật Bản, giáo viên dạy tiếng Nhật) đi xe buýt từ trường về trạm điều hành xe buýt Bến Thành để đón thêm một tuyến xe buýt nữa về nhà trên đường Lâm Văn Bền (quận 7).
Xót xa TNGT đoạt mạng cô giáo người Nhật - 1
Hiện trường vụ tai nạn chiều 30/9 khiến cô Michiko tử vong (Ảnh: Dương Thanh)
Khi tới trạm xe điều hành xe buýt Bến Thành, bà Michiko xuống xe đi bộ qua vạch dành cho người đi bộ. Vừa đi một đoạn, bà Michiko bị trượt té xuống đường, đúng lúc này xe buýt mã số 53 chạy tuyến Lê Hồng Phong - Đại học Quốc gia BKS 53N-4088 vừa trả khách xong chạy tới không thắng kịp cán qua người khiến bà Michiko tử vong tại chỗ.
Ngay sau tai nạn, tài xế xe buýt nhanh chóng rời khỏi hiện trường. Lực lượng công an, Viện kiểm sát có mặt điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Tiếc thương người thầy tận tâm
Tại khu tự học dãy nhà C của trường ĐH Khoa học nhân văn TP.HCM (Q.1, TP.HCM), khi hỏi thông tin về một cô giáo người Nhật thì hầu như những ai hay lui tới khu này đều biết.
Lê Hằng, học sinh của cô Michiko cho biết: "Cô Michiko dạy tiếng Nhật cho mấy bạn sinh viên và cả những người đi làm, nhưng thu học phí rất rẻ, chỉ 200.000 đồng/tháng. Những lúc thấy cô không lên lớp, mấy bạn sinh viên khác đến trò chuyện, hỏi thăm bài vở, cô vẫn hướng dẫn rất nhiệt tình…”.
Bạn Thanh, sinh viên năm 4 khoa tiếng Đức chia sẻ “Cô hay ở đây tầm 9 - 10 giờ sáng và về nhà khoảng 15 giờ chiều. Mặc dù không học tiếng Nhật do cô dạy, nhưng mình cảm thấy cô là người nhiệt tình dẫu bề ngoài có vẻ nghiêm nghị do cô đã lớn tuổi rồi. Hôm qua, khi đọc thông tin về vụ tai nạn trên báo, mình thấy xót xa quá…”.
Xót xa TNGT đoạt mạng cô giáo người Nhật - 2
Sáng nay (1/10) thông tin cô giáo dạy tiếng Nhật Michiko qua đời vì tai nạn giao thông khiến nhiều sinh viên Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM  thương cảm, tiếc thương.
Một người bạn của cô Michiko cho biết, cô đến Việt Nam đã khoảng 15, 16 năm nay. Ban đầu chỉ đến đây du lịch, nhưng cảm nhận được mức sống tại Việt Nam “dễ thở” hơn so với Nhật Bản nên cô đã quyết định sang Việt Nam và sống bằng nguồn thu nhập chính từ việc dạy tiếng Nhật cho những người có nhu cầu.
Từ thuở bé, cô Michiko đã bị chứng còng lưng vì suy dinh dưỡng, sau này lại bị tai nạn xe cộ mang tật ở chân phải. Ban đầu, cô được làm công việc quảng cáo trong một hãng chế tạo dược phẩm, và cũng có lúc làm việc trong một nhà hàng bán món ăn Việt Nam. Nhưng di chứng của tai nạn xe cộ đã đột ngột tăng khiến cô không tiếp tục làm việc được, phải nhập viện lại. Khi xuất viện đúng lúc kinh tế khó khăn, cho dù cô đã có ước nguyện muốn làm việc gì đấy về phúc lợi xã hội ở Nhật Bản, nhưng không tìm được. Thế là cô nghĩ đến một nơi có thể dùng được hữu hiệu nhất số tiền bao lâu nay đã dành dụm. Không lâu sau đó, cô sang Việt Nam.
Người này cho biết thêm: “Hôm qua, tôi nhận được thông tin về vụ việc này từ điện thoại của một người bạn, và cảm thấy rất bất ngờ. Tôi cũng như cô Michiko đều là người nước ngoài đến Việt Nam và cùng dạy tiếng Nhật. Tôi thấy tài xế ở đây chạy xe bất cẩn quá. Cô Michiko đi bộ trên vạch băng qua đường dành cho người đi bộ mà vẫn bị tai nạn. Thật không thể tin nổi”.
Theo một cán bộ của Khoa Nhật Bản học, cô Michiko đến trường khoảng 5, 6 năm nay. Nhà trường biết điều này nhưng không can thiệp vào việc dạy tiếng Nhật của cô vì đây là một hoạt động tốt và có ý nghĩa.
Nhiều người nước ngoài thiệt mạng vì TNGT
Thời gian gần đây liên tục xuất hiện những vụ tai nạn giao thông khiến nhiều người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam phải thiệt mạng. Ngoài cái chết của cô Michiko, những tai nạn sau đây đã trở thành tâm điểm bàn luận của nhiều người:
Chiều 7/12/2006, Giáo sư Seymour Papert (SN 1928), một nhà khoa học nổi tiếng thế giới làm việc tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã bị một xe máy đâm trúng khi ông đang đi bộ băng qua đường tại Hà Nội.
Vào 15h40, ngày 21/5/2013 tại Km 888+950 thuộc địa bàn Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế đã xảy ra một vụ TNGT nghiêm trong khiến 1 khách du lịch người Đức (20 tuổi) chết tại chỗ.
Sáng 9/6/2013, trên đường đi công tác bằng xe máy, Tiến sĩ khảo cổ Nishimura Masanari (48 tuổi, thuộc ĐH Osaka, Nhật Bản) bất ngờ bị xe tải tông trên QL 5 đoạn qua huyện Gia Lâm, Hà Nội, dẫn đến tử vong.
Sáng ngày 9/9/2013 tại giao lộ Lưu Trọng Lư – Huỳnh Tấn Phát (phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM), ông  Wayne Madison (55 tuổi, quốc tịch Mỹ, tạm trú tại quận 7, TP.HCM) điều khiển xe đạp lưu thông trên đường Huỳnh Tấn Phát để vào cảng Bến Nghé (quận 7) thì bị xe tải cán chết tại chỗ…
Minh Vương (Khampha.vn)

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Thầy cô giáo về quê học lại tiếng mẹ đẻ

Thầy cô giáo về quê học lại tiếng mẹ đẻ
Cô Đinh Thị Phương Loan (trái) và cô Trịnh Thị Thảo, dạy tiếng Việt tại Lào


Chủ Nhật, ngày 29/09/2013 08:10 AM (GMT+7)
Lần đầu tiên, những thầy cô giáo dạy tiếng Việt từ khắp nơi trên thế giới có cơ hội trao đổi và học hỏi tiếng mẹ đẻ ngay tại quê hương Việt Nam trong một khóa học kéo dài từ 24/9 đến 26/10.
14 học viên tham gia khóa học là những giáo viên hiện đang giảng dạy tại các lớp học tiếng Việt do cộng đồng hay hội đoàn người Việt từ khắp nơi trên thế giới. Họ là người Việt sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, hoặc sinh ra ở nước ngoài nhưng có nguồn gốc Việt Nam, đang truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho con em Việt kiều và người nước ngoài.
Đi đâu cũng phải giữ tiếng Việt
Cô Ngô Đình Uy, giảng dạy tiếng Việt tại Đại học sư phạm Đài Loan và một trung tâm ngoại ngữ. Cô Uy sinh tại Đài Loan trong gia đình có bố Đài Loan, mẹ Việt Nam. Mẹ cô là người Hà Nội, luôn dạy con: “Dù đi đến đâu, tiếng Việt phải giữ”. Chính vì thế, tiếng Việt là ngôn ngữ đầu tiên cô được học từ người mẹ và thường nói trong gia đình.
Tính đến nay, cô Uy đã gắn bó hơn 20 năm với việc giảng dạy tiếng Việt. Ban đầu là dạy cho những doanh nhân Đài Loan có dự án đầu tư tại Việt Nam, phần lớn là tại TPHCM, rồi sau này là sinh viên khoa tiếng Việt của Đại học sư phạm Đài Loan. Cô Uy cho biết, ban đầu chưa có giáo trình dạy tiếng Việt, phải tự viết lấy. Nhiều người Đài Loan học tiếng Việt, sau này sang TPHCM công tác thì thắc mắc: Sao tiếng Việt cô dạy khác với tiếng Việt mà mình nghe thế.
Cô Uy phải soạn hai bộ giáo trình, một dành cho giọng Bắc, một cho giọng Nam. Trước khi học viên đăng ký, cô hỏi: thích học giọng bắc hay giọng nam. Cô nói vui: “Tôi có thể dạy học sinh giọng bắc, giọng nam, nhưng giọng miền trung thì chịu”.
Thầy Lê Quốc Vi sinh ở Thái Lan, bố mẹ đều là người Việt. Hiện, thầy dạy tiếng Việt cho người Thái tại Đại học hoàng gia Thái Lan ở tỉnh Ubonrathchathani và kiêm ủy viên cố vấn Ban Quan hệ quốc tế của trường. Thời kỳ 1950 - 1975, khi quan hệ Việt - Thái gặp khó khăn, tiếng Việt bị cấm, cho nên con em người Việt đi học trường Thái, nói tiếng Thái, nhưng về gia đình vẫn lén lút học tiếng Việt. Thời đó, phong trào dạy và học tiếng Việt rất mạnh dù bị cấm đoán. Thầy Vi kể, đi học tiếng Việt, sách vở phải ngụy trang, bên ngoài lớp học luôn có người canh gác.
Sau này, quan hệ Việt - Thái tốt lên, thầy Vi được đích thân thầy hiệu phó Đại học hoàng gia Thái Lan ở tỉnh Ubonrathchathani mời về giảng dạy tiếng Việt. Nhiều người Thái cũng muốn học tiếng Việt để tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Thầy Vi đã dẫn nhiều doanh nghiệp Thái Lan sang tìm hiểu và trao đổi kinh nghiệm tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam.
Thầy cô giáo về quê học lại tiếng mẹ đẻ - 1
  Cô Đinh Thị Phương Loan (trái) và cô Trịnh Thị Thảo, dạy tiếng Việt tại Lào
Ngày càng nhiều người học tiếng Việt
Cô giáo Đinh Thị Phương Loan, 32 tuổi, phó hiệu trưởng trường Nguyễn Du ở Viêng Chăn, Lào, có bố mẹ là chuyên gia y tế sang Lào công tác, rồi sinh Loan tại đây. Sau này, cô theo bố mẹ về Việt Nam sinh sống, học báo chí và sư phạm, rồi cô lấy chồng người Lào, theo chồng về Lào sinh sống.
Trường Nguyễn Du là trường tư thục đa cấp (từ mẫu giáo đến cấp 3), trực thuộc Hội người Việt Nam ở Viêng Chăn. Trường có khoảng 1.800 học sinh, trong đó 70% là con em Việt kiều, 30% là con em cán bộ người Lào. Học sinh trong trường đều được học bằng tiếng Lào và tiếng Việt chỉ là một ngoại ngữ. Hội người VN tại Lào có 11 chi hội ở các tỉnh, thành phố của Lào và đều có trường học.
Các trường Việt kiều ở Lào rất có uy tín trong giáo dục. Năm 2011, 2012 trường Nguyễn Du đều có học sinh đoạt giải nhất môn toán toàn quốc, là con em Việt kiều. Trường đang chuẩn bị mở lớp song ngữ Lào- Việt, mỗi khối sẽ có một lớp. Các buổi ngoại khóa tiếng Việt vào ngày thứ 6 hàng tuần có dạy hát và chơi trò chơi dân gian Việt Nam thu hút nhiều học sinh người Lào.
Sinh ra và học tập tại Việt Nam, nhưng chị Nguyễn Thị Phương Liên lại bén duyên với Đài Loan khi chị sang đây làm nghiên cứu sinh và lấy chồng người Đài Loan. Hiện nay, chị Liên đang dạy tiếng Việt tại Đại học Đài Loan.
Theo chị Liên, hiện nay ở Đài Loan có 20 trường đại học có bộ môn tiếng Việt. Một số trường cấp 3 ở Đài Bắc cũng bắt đầu giảng dạy tiếng Việt như ngoại ngữ hai, bên cạnh tiếng Anh. Đài Loan có hơn 100.000 người Việt đang sinh sống, trong đó chủ yếu là cô dâu Việt, nên các sở di dân cũng tổ chức các lớp học tiếng Việt cho con em gốc Việt. Chị Liên cũng tham gia biên soạn giáo trình tiếng Việt toàn quốc cho con em Đài Loan thế hệ thứ 2. Cuốn này dự định ra mắt vào tháng 10.
Chị Liên nói: “Khi dạy cho học sinh, mới thấy có nhiều điểm về tiếng Việt mà mình chưa hiểu được. Các thầy cô giáo trong khóa tập huấn này đều là các giáo sư giỏi. Tôi muốn thông qua họ để hiểu rõ thêm. Chẳng hạn, đọc bảng chữ cái thế nào cho chuẩn khi có các cách đọc khác nhau như chữ q thì đọc là cu, hay quờ, qui... Sờ nặng, sờ nhẹ thì nên đọc thế nào... Học sinh của tôi cứ thắc mắc, rõ ràng, cô đọc là Trời ơi, khi ra ngoài đường thì người ta lại bảo: Dời ơi...”.










Theo Lan Anh (Tiền Phong)

GĐ Sở GD&ĐT TP.HCM: Không nên cấm dạy thêm

GĐ Sở GD&ĐT TP.HCM: Không nên cấm dạy thêm
Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng GD&ĐT quận 5 (TP.HCM), kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM


Chủ Nhật, ngày 29/09/2013 15:19 PM (GMT+7)
Cần có chế độ, chính sách đối với giám thị, bảo mẫu, cấp dưỡng, tổng phụ trách đội… Nhiều giáo viên giỏi không muốn làm quản lý vì bị cắt phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi.
Ngày 28-9, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã có buổi tiếp xúc cử tri ngành GD&ĐT TP. Ngay sau khi Giám đốc Sở GD&ĐT Lê Hồng Sơn kiến nghị: “Thông tư 17 ban hành năm 2012 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm - học thêm cần được điều chỉnh không quá chặt chẽ đối với giáo viên để họ sống được với nghề. Chính vì vậy mà đến nay TP.HCM vẫn chưa có chỉ thị của UBND TP để thực hiện thông tư này” thì cử tri là giáo viên, cán bộ quản lý đều đồng tình.
Quyền dạy thêm
Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng GD&ĐT quận 5, góp ý: “Thông tư 17 có tiêu chí là cấm dạy thêm - học thêm học sinh hai buổi khi học sinh đã tham gia học hai buổi/ngày. Theo tôi, không nên dùng từ “cấm dạy thêm” mà nên thay bằng cách tổ chức quản lý như thế nào về dạy thêm. Chúng tôi sẵn sàng phê bình, góp ý những giáo viên làm sai nhưng nhu cầu học thêm là có thật”. Ông Hồ Cung, giáo viên Trung tâm GDTX quận Bình Thạnh, nói: “Hiện nay giáo viên mới ra trường lương khoảng 3,1 triệu đồng, làm sao người ta sống được nếu chỉ đi dạy ở trường. Dạy thêm thì không được dạy, chẳng lẽ làm giáo viên mà còn kiếm việc để làm thêm?”.
Ông Lê Hồng Sơn kiến nghị: “Nếu có được tác động thêm của đại biểu Quốc hội cho Thông tư 17 thì rất tốt. Cần có những cơ chế thoáng hơn trong việc tổ chức dạy thêm - học thêm. Chỉ cần quản lý làm sao để giáo viên không tổ chức dạy một cách tiêu cực, bắt ép học sinh. Trong khi đời sống giáo viên chúng ta không đảm bảo được thì phải để giáo viên sống được bằng nghề của mình”.
GĐ Sở GD&ĐT TP.HCM: Không nên cấm dạy thêm - 1
Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng GD&ĐT quận 5 (TP.HCM), kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM. Ảnh: QUỐC DŨNG
Có ngân sách sẽ hết lạm thu
Phát biểu xung quanh vấn đề thu chi đầu năm của bà Phạm Thị Huệ, Hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng (quận 3), nhận được tràng pháo tay vang dội trong hội trường. Theo bà Huệ, hằng năm cứ sau ngày khai giảng thì báo chí đều đưa lên việc các trường thu tiền. Bà Huệ bày tỏ: “Vì sao chúng tôi phải thu? Chúng tôi được hướng dẫn phải nâng cao chất lượng giáo dục, phải xây dựng trường tiên tiến, hiện đại. Trong khi đó, ngân sách cấp về hầu hết ngốn hết vào lương, thậm chí không đủ tiền phụ cấp. Vậy lấy tiền đâu để có các hoạt động? Thế thì làm sao hiệu trưởng không đau đầu được!”. Theo bà Huệ, cuối cùng hiệu trưởng phải nghĩ đến việc phối hợp với phụ huynh và “hiệu trưởng chúng tôi vừa là nhà giáo dục, vừa là nhà chính trị, giờ thêm là nhà kinh tế” - bà Huệ nói.
Giáo viên giỏi không muốn làm quản lý
“Hệ lụy hết sức nguy hiểm hiện nay là tại sao những giáo viên năng lực giỏi được điều lên làm ở phòng, sở nhưng không ai nhận? Vì nếu đi họ sẽ bị mất chế độ lẽ ra họ đáng phải có. Một chính sách ban hành không đúng sẽ đi đến một di căn rất hại, làm giáo viên nản lòng” - ông Đặng Văn An đặt vấn đề. Bà Phạm Thị Huệ nêu ý kiến: “Người làm lãnh đạo nhưng không được phụ cấp ưu đãi, không được phụ cấp thâm niên, mà phụ cấp thâm niên liên quan đến lương hưu. Điều này vô lý. Giờ ai về phòng là mất tất cả phụ cấp”.
Bằng kinh nghiệm bản thân, bà Võ Ngọc Thu nói: “Tôi được điều động về làm công tác quản lý ở phòng, đang là ngạch giáo viên thì tôi phải chuyển sang ngạch là chuyên viên. Không ngờ chuyển xong thì tôi mất tất cả những gì mà người giáo viên được hưởng là phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi. Như vậy là tôi mất luôn tất cả hàng chục năm đứng lớp. Đây cũng là một khó khăn khi đội ngũ quản lý của phòng đang thiếu nhưng chúng tôi không tuyển được người lên. Bản thân tôi cũng cảm thấy có lỗi với giáo viên, bởi họ giỏi mới được tuyển lên nhưng khi lên thì họ mất các khoản đó. Hiện nay Chính phủ đã cho phép bảo lưu phụ cấp ưu đãi (tối đa 36 tháng) đối với các nhà giáo được điều động về công tác tại các phòng, sở. Nhưng sau thời gian đó thì thế nào. Do đó các phòng, sở khi mời giáo viên về làm thì rất khó khăn”.
Ông Lê Hồng Sơn kiến nghị đại biểu Quốc hội thúc đẩy làm sao để Luật Nhà giáo đang dự thảo được ban hành sớm hơn. Bởi hiện giờ giáo viên vẫn được gọi là công chức, viên chức. Luật Nhà giáo sớm được ban hành để rõ rằng nhà giáo không chỉ là người trực tiếp đứng lớp mà còn rất nhiều thành viên khác đang thực hiện góp phần cho tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Cần định biên các chức danh
Bà Phạm Thị Huệ cho biết: “Đội ngũ giám thị đã tồn tại mấy chục năm trong ngành giáo dục nhưng không được Bộ GD&ĐT thừa nhận. Cả nước này trường nào cũng có giám thị nhưng họ không được một chức danh. Một số người suy nghĩ sai lệch cho rằng ai dạy không được thì đưa làm giám thị thì điều đó hết sức sai lầm. Bởi anh không quản được lớp nhỏ của anh thì làm sao quản lý cả trường. Nên lực lượng giám thị rất quan trọng trong nhà trường, họ phải được đào tạo, được bồi dưỡng về mặt tâm lý để có ứng xử phù hợp với học sinh”.
Bà Võ Ngọc Thu dẫn chứng: “Hiện nay chưa có định biên của chế độ bảo mẫu, cấp dưỡng, tổng phụ trách đội. Trong khi chính Bộ GD&ĐT đề nghị với tất cả tỉnh, thành là phải phấn đấu làm sao cho học sinh học hai buổi/ngày. Mà để làm được điều này phải đưa đến chuyện tổ chức bán trú trong nhà trường. Nhưng khi tổ chức bán trú thì phải có đội ngũ bảo mẫu, cấp dưỡng. Đội ngũ này các trường phải hoàn toàn tự lực, phải bồi dưỡng bằng tiền thu của phụ huynh. Với những mức bồi dưỡng này không thể đảm bảo cho đời sống hiện nay của họ”.
Ông Lê Hồng Sơn kiến nghị: “Thông tư 35 về định biên chức danh bảo mẫu, giám thị, tổng phụ trách đội,… chúng tôi đã kiến nghị rất nhiều năm. Nhân có các đại biểu Quốc hội, mong rằng chuyển đến các Bộ GD&ĐT, Nội vụ, Tài chính… xem xét vấn đề này”.
Theo Quốc Dũng (Pháp luật TP.HCM)